Kính hiển vi, kính lúp

Kính hiển vi sinh học, kính hiển vi soi nổi, kính hiển vi kỹ thuật số, kính hiển vi cầm tay, kính lúp cầm tay, kính lúp để bàn, kính lúp đeo mắt

Mua kính hiển vi quang học

Nếu bạn có nhu cầu mua kính hiển vi quang học. Bạn có thể lựa chọn một số model dưới đây:

Kính hiển vi 1 mắt bảo hành 2 năm



Vui lòng bấm nút bên dưới để xem thông tin, giá và đặt hàng

Kính hiển vi 1 mắt bảo hành 1 năm


Vui lòng bấm nút bên dưới để xem thông tin, giá và đặt hàng


Kính hiển vi 2 mắt bảo hành 2 năm



Vui lòng bấm nút bên dưới để xem thông tin, giá và đặt hàng


Có rất nhiều sự lựa chọn khi bạn muốn mua 1 kính hiển vi quang học (Xem thêm kính hiển vi quang học). Bạn có thể gặp một chút khó khăn. Hơn nữa, có một loạt rắc rối về chất lượng - từ kính hiển vi giá rẻ đến thương hiệu đắt giá nhất với các dòng của Đức và Nhật Bản.

Bài viết này sẽ cung cấp những tư vấn hợp lý nhằm hỗ trợ những ai mới bắt đầu làm quen với kính hiển vi, để đưa ra quyết định đúng đắn khi mua kính hiển vi quang học.

Tôi khuyên bạn nên tham khảo các thuật ngữ về kính hiển vi trước khi đọc hướng dẫn này (xem thêm Các thuật ngữ về kính hiển vi).

Trước khi bắt đầu, bạn nên biết rằng tất cả mọi thứ trong bài viết này đề cập đến kính hiển vi quang học; đó là kính hiển vi với một nguồn sáng tích hợp sẵn. Còn nhiều loại kính hiển vi khác nữa, chẳng hạn như kính hiển vi điện tử hoặc tia cực tím, nhưng những loại này rất đắt tiền và không phổ biến (xem thêm Các loại kính hiển vi).

KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC 

Kính hiển vi được cấu hình để phù hợp với các ứng dụng khác nhau. Điều này giúp đảm bảo rằng bạn mua một kính hiển vi quang học phù hợp với ứng dụng của bạn. Có ba điều cơ bản bạn cần biết:

Đầu tiên, một kính hiển vi quang học có hai nguồn phóng đại. Nguồn sơ cấp là thông qua vật kính. Nguồn thứ cấp là thông qua thị kính. Độ phóng đại của toàn bộ kính hiển vi được tính bằng cách nhân độ phóng đại của vật kính với độ phóng đại của thị kính.

Ví dụ: thị kính tiêu chuẩn có độ phóng đại là 10x. Khi sử dụng một vật kính 100x, độ phóng đại sẽ là 1,000x.

Thứ hai, và có lẽ quan trọng nhất trong tất cả, là không nên quá sa đà vào độ phóng đại cao. Phần lớn các ứng dụng kính hiển vi quang học chỉ cần mức độ phóng đại nhỏ hơn 60x!

Thứ ba, bạn cần phải biết bạn cần kính hiển vi sinh học hay kính hiển vi soi nổi.


KÍNH HIỂN VI SINH HỌC HAY KÍNH HIỂN VI SOI NỔI ?

Kính hiển vi được chia thành hai loại cơ bản: sinh học hoặc soi nổi

Kính hiển vi sinh học

Bạn sẽ cần một kính hiển vi sinh học nếu bạn muốn xem mẫu có kích thước " rất nhỏ" như mẫu máu, vi khuẩn, cặn bã ao, sinh vật trong nước, ... Lý do là những mẫu vật đó đòi hỏi độ phóng đại cao để xem được chi tiết. Thông thường, một kính hiển vi sinh học có 3-5 vật kính có độ phóng đại từ 4x-100x. Giả sử thị kính 10x và vật kính 100x, độ phóng đại của kính hiển vi sẽ là 1.000 lần.
(Xem thêm Kính hiển vi sinh học là gì )

Khi xem xét một kính hiển vi sinh học , bạn cũng sẽ cần phải quyết định xem bạn muốn mua loại kính hiển vi 1 mắt, 2 mắt hoặc 3 mắt. Hay nói cách khác là kính hiển vi với một, hai thị kính hoặc hai thị kính và một cổng thứ 3.

Có 4 điều cơ bản cần lưu ý ở đây:

1. Độ phóng đại: kính hiển vi một mắt làm việc hiệu quả với tổng độ phóng đại lên đến 1000X. Đối với độ phóng đại cao hơn, cần sử dụng kính hiển vi hai mắt.

2. Sự thoải mái: Hầu hết mọi người đều cho rằng sử dụng kính hiển vi 2 mắt thoải mái hơn và dễ dàng hơn so với kính hiển vi 1 mắt. Tuy nhiên, trẻ em lại thấy kính hiển vi 1 mắt dễ sử dụng hơn.

3. Giá: Thường là kính hiển vi một mắt là loại rẻ tiền nhất còn kính hiển vi ba mắt là loại đắt nhất.

4. Ứng dụng: Hầu hết các kính hiển vi 1 mắt không bao gồm bàn sa trượt cơ học (dùng cho những ứng dụng phức tạp hơn). Hầu hết các kính hiển vi 2 mắt có bàn sa trượt cơ học. Kính hiển vi 3 mắt có 1 cổng thứ 3 dùng để kết nối máy vi tính, quay phim hoặc chụp ảnh. Xem thêm những bài viết sau để hiểu rõ hơn:
Kết nối kính hiển vi với máy tính và một số loại kết nối khác
Kính hiển vi kết nối máy tính
Cách kết nối kính hiển vi với máy tính

Kính hiển vi soi nổi 

Bạn sẽ cần một kính hiển vi soi nổi để xem mẫu vật lớn như côn trùng, bọ, lá, đá, đá quý ... (Xem thêm Kính hiển vi soi nổi )

Thông thường, các mẫu vật như vậy cần độ phóng đại thấp, phạm vi độ phóng đại từ 6.5x-45x. Theo định nghĩa, một kính hiển vi soi nổi có ít nhất hai thị kính, giúp người quan sát nhìn được hình ảnh 3 chiều của mẫu. Loại kính này có 2 cấu hình: 2 độ phóng đại hoặc zoom. Ở cấu hình 2 độ phóng đại, kính hiển vi sẽ có 2 độ phóng đại để lựa chọn, ví dụ 20x-40x. Còn ở kính hiển vi zoom, sẽ có một dải zoom liên tục từ độ phóng đại thấp nhất đến độ phóng đại cao nhất. Ví dụ, từ 6.5x đến 45x.



Giống như kính hiển vi sinh học, kính hiển vi soi nổi cũng có cấu hình 3 mắt sử dụng cho mục đích chụp ảnh. Kính hiển vi soi nổi có thể lắp ráp theo dạng module tức là các thân kính khác nhau có thể lắp với các chân đế khác nhau.  

Đối với các cá nhân, thì kính hiển vi ghép module hay tích hợp này khá phù hợp. Một số người dùng cần kính hiển vi soi nổi thuộc dạng chuyên biệt với thân kính có thể kéo dài ra, hoặc xoay về nhiều phía dùng cho kiểm tra PCB, ngành khắc ...

CHẤT LƯỢNG

Bây giờ bạn đã quyết định xong loại kính hiển vi mà bạn cần, tuy nhiên cần xem xét thêm một số yếu tố quan trọng nữa, chẳng hạn như chất lượng. Chất lượng ở đây liên quan đến cấu trúc, ống kính và đèn chiếu sáng.

a) Chất lượng cấu trúc

Hầu hết mọi người tin rằng giá cao hơn tương đương với chất lượng cao hơn. Điều này chỉ đúng một phần, vì nó quá giản đơn khi bạn dùng tiêu chí này để đánh giá. Cũng giống như một chiếc xe hơi, kính hiển vi quang học tốt nhất sẽ rất đắt tiền. Có một số nhãn hiệu kính hiển vi nổi tiếng của Đức và Nhật Bản rơi vào thể loại này. Tuy nhiên, cũng như chiếc xe Ferrari, hầu hết mọi người có thể không đủ tiền để mua và cũng không cần đến mức độ tinh tế của Ferrari.

Có một số lượng lớn các kính hiển vi với mức giá thấp và chất lượng thấp. Hầu hết kính hiển vi trong số này được làm bằng vật liệu kém chất lượng, có chất lượng quang học tối thiểu và dễ dị hư hỏng. Có thể so sánh loại này với xe Yugo. Sự nguy hiểm của việc mua loại kính hiển vi như vậy có thể dễ dàng tránh được bằng cách mua từ một nhà cung cấp kính hiển vi có uy tín.

Theo ý kiến ​​của tôi, bạn sẽ có thể lựa chọn kính hiển vi loại tốt có hệ thống quang học chất lượng, nhưng với mức giá không cao kết hợp với thương hiệu nổi tiếng. Nói cách khác, như xe hơi, nhiều kính hiển vi hiện nay đã đạt được mức độ gần tương tự như những thương hiệu cao cấp, nhưng không bị dấu ấn thương hiệu.  

b) Chất lượng quang học  

Chất lượng quang học chủ yếu được xác định bởi chất lượng của vật kính, và thứ nữa là chất lượng của thị kính. Tiêu chuẩn cho một vật kính tốt, chất lượng là ống kính tiêu sắc (xem thêm Các thông số trên vật kính của kính hiển vi quang học). Ống kính tiêu sắc sẽ sửa sai khi các màu sắc khác nhau khúc xạ qua một thấu kính cong ở các góc độ khác nhau.

Tuy nhiên, dù vật kính tiêu sắc đáp ứng được yêu cầu của phần lớn người sử dụng kính hiển vi, thì một số người dùng với yêu cầu cao hơn cần vật kính có chất lượng tốt hơn, cho hình ảnh của mẫu phẳng hơn với quang sai ít hơn ống kính tiêu sắc. Những người dùng này sẽ cần kính hiển vi với vật kính phẳng hoặc bán phẳng. Vật kính phẳng, về cơ bản, là một "thấu kính hoàn hảo" cần thiết cho nghiên cứu sinh học tinh vi ... ..với mức giá gấp đôi vật kính tiêu sắc.  
Vật kính phẳng
Vật kính phẳng

Cuối cùng, bạn phải đảm bảo rằng vật kính của bạn theo tiêu chuẩn DIN. Tiêu chuẩn DIN (Deutsch Industrie Norm) không phải là thước đo chất lượng, nhưng vật kính theo tiêu chuẩn DIN rất hữu ích khi bạn muốn hoán đổi vật kính. Nếu vật kính của bạn bị mất hoặc bị hư, bạn có thể dễ dàng thay thế bằng vật kính khác hơn là phải mua một kính hiển vi mới.


Vật kính theo tiêu chuẩn DIN
Vật kính theo tiêu chuẩn DIN

Đối với các thị kính, thì quy tắc chung là thị kính với quang trường càng rộng thì càng dễ quan sát. Bạn có thể hỏi nhà cung cấp về thị kính quang trường rộng (WF) hoặc siêu rộng (SWF). Tuy nhiên, độ rộng của ống kính sẽ làm giảm độ phóng đại. Nói cách khác, thị kính có độ phóng đại cao sẽ có quang trường nhỏ.

Hy vọng bài viết trên giúp bạn có được tư liệu tham khảo khi mua kính hiển vi quang học.
Share on Google Plus