Kính hiển vi, kính lúp

Kính hiển vi sinh học, kính hiển vi soi nổi, kính hiển vi kỹ thuật số, kính hiển vi cầm tay, kính lúp cầm tay, kính lúp để bàn, kính lúp đeo mắt

Các loại kính hiển vi

Hiện nay có rất nhiều loại kính hiển vi trên thị trường. Điều này khiến cho người sử dụng bị bối rối khi lựa chọn loại kính hiển vi thích hợp. Nếu lựa chọn sai có thể không giải quyết được công việc mà còn lãng phí tiền bạc vì đây là thiết bị khá mắc tiền.

Vì thế chúng tôi xin được phân loại ra theo các tiêu chí về hệ thống quang học và mục đích sử dụng. Có thể phân loại này có thể không hoàn toàn bao quát hết được nhưng phần nào đó sẽ giúp các bạn lựa chọn được loại kính hiển vi phù hợp cho mình.

Dưới đây là danh sách các loại kính hiển vi:

Kính hiển vi quang học: là kính hiển vi sử dụng ánh sáng nhìn thấy (hoặc ánh sáng tia cực tím trong trường hợp của kính hiển vi huỳnh quang) để tạo hình ảnh. Ánh sáng bị khúc xạ với ống kính quang học. Kính hiển vi đầu tiên được phát minh thuộc về thể loại này. Kính hiển vi quang học có thể được chia nhỏ thành nhiều loại dựa theo thị kính như: kính hiển vi 1 mắt, kính hiển vi 2 mắtkính hiển vi 3 mắt.


Kính hiển vi sinh học: Các kính hiển vi loại này gồm hai hệ thống ống kính, một vật kính và một thị kính. Độ phóng đại hữu dụng tối đa của kính hiển vi phức hợp là 1000x. Khi sử dụng cần phải có lam kính để đặt mẫu. Và lamen kính hiển vi để ép mẫu lại cho phẳng. Loại kính hiển vi này thường được sử dụng để quan sát vi sinh vật, vi khuẩn, nấm mốc như kính hiển vi soi vi khuẩn. Với vi khuẩn có kích thước nhỏ cần sử dụng dầu soi kính hiển vi để tăng độ phân giải của hình ảnh quan sát. Hoặc cũng có thể sử dụng trong quan sát tinh trùng heo, người... như kính hiển vi soi tinh trùng.




Kính hiển vi soi nổi: Các kính hiển vi loại này phóng đại tối đa lên đến khoảng 100x giúp quan sát mẫu vật ở hình dạng ba chiều, rất hữu ích để quan sát các đối tượng mờ đục. Có thể sử dụng trong sửa chữa điện thoại, điện tử nên còn được gọi là kính hiển vi sửa điện thoại hay kính hiển vi sửa điện tử.




Kính hiển vi kỹ thuật số: nó có cấu tạo gần tương tự như kính hiển vi quang học nhưng phần thị kính được thay bằng một màn hình quan sát. Chính vì vậy người sử dụng không cần nhìn quan thị kính mà nhìn trực tiếp lên màn hình. Còn 1 loại nhỏ không có màn hình nhưng có thể kết nối trực tiếp với máy tính để bàn hoặc laptop thông qua cổng usb để quan sát trên màn hình máy tính. Đó là kính hiển vi kỹ thuật số cầm tay. Thiết kế của nó khá nhỏ gọn rất tiện mang theo bên mình. Kính hiển vi quang học cũng có thể kết nối với máy tính để tạo thành kính hiển vi kết nối máy tính thông qua 1 camera chuyên dụng. Vì hình ảnh nằm trên màn hình nên có thể quay phim, chụp hình như kính hiển vi chụp ảnh.



Kính hiển vi đồng tiêu quét laser: Không giống như kính hiển vi phức hợp và kính hiển vi soi nổi, kính hiển vi loại này được dành riêng cho các tổ chức nghiên cứu. Thiết bị này có thể quét một mẫu theo chiều sâu. Sau đó một máy tính có thể lắp ráp các dữ liệu để tạo thành một hình ảnh 3D.



Ngoài kính hiển vi quang học ở trên còn có các loại kính hiển vi khác như: 

Kính hiển vi X-ray: theo đúng tên gọi kính hiển vi này sử dụng một chùm tia X để tạo hình ảnh. Do bước sóng nhỏ, độ phân giải hình ảnh sẽ cao hơn so với kính hiển vi quang học. Do đó độ phóng đại hữu dụng tối đa cũng cao hơn, nằm giữa kính hiển vi quang học và kính hiển vi điện tử. Một lợi thế của kính hiển vi x-ray so với kính hiển vi điện tử là nó có thể quan sát các tế bào sống.

Kính hiển vi quét sóng âm (SAM): thiết bị này sử dụng sóng âm thanh tập trung để tạo hình ảnh. Chúng được sử dụng trong khoa học vật liệu để phát hiện các vết nứt nhỏ hoặc sức ép trong vật liệu. SAM cũng có thể được sử dụng trong sinh học, để tìm ra những phần chịu sức ép, căng thẳng bên trong cấu trúc sinh học.

Kính hiển vi quét ion Helium (SHIM hoặc HeIM): theo tên gọi thiết bị này sử dụng một chùm ion Heli để tạo hình ảnh. Có một số lợi thế so với kính hiển vi điện tử, ví dụ như giữ mẫu còn nguyên vẹn (do yêu cầu năng lượng thấp) ,độ phân giải cao. Đây là một công nghệ tương đối mới và các hệ thống thương mại đầu tiên đã được đưa ra thị trường vào năm 2007.

Kính hiển vi nơtron: các loại kính hiển vi thuộc nhóm này vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm, với độ phân giải cao và có thể cung cấp độ tương phản tốt hơn so với các loại kính hiển vi khác.

Kính hiển vi điện tử: kính hiển vi điện tử hiện đại có thể phóng đại lên đến 2 triệu lần, bởi vì bước sóng của các điện tử năng lượng cao là rất nhỏ. Đồng thời, các điện tử năng lượng cao rất khó khăn khi sử dụng quan sát mẫu. Cần phải mất một thời gian dài để loại nước và chuẩn bị mẫu hoàn chỉnh. Một số mẫu vật sinh học cũng cần phải được phủ một lớp rất mỏng kim loại trước khi quan sát.


Kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM): trong thiết bị này, các chùm tia điện tử được truyền qua mẫu. Tạo thành một hình ảnh hai chiều.


Kính hiển vi điện tử quét (SEM):  chùm tia điện tử được chiếu trên mẫu. Các electron không đi xuyên qua mẫu mà sẽ bật ngược lại. Bằng cách này có thể trực quan cấu trúc bề mặt của mẫu vật. Hình ảnh được quan sát ở dạng 3 chiều.


Kính hiển vi điện tử quét SEM
Kính hiển vi điện tử quét SEM



 
Share on Google Plus