Kính hiển vi, kính lúp

Kính hiển vi sinh học, kính hiển vi soi nổi, kính hiển vi kỹ thuật số, kính hiển vi cầm tay, kính lúp cầm tay, kính lúp để bàn, kính lúp đeo mắt

Kính hiển vi soi nổi

Kính hiển vi soi nổi - tham khảo giá một số model kính soi nổi được sử dụng nhiều trên thị trường hiện nay từ giá rẻ đến chất lượng cao.

Kính hiển vi soi nổi mini 50x

Đây là loại kính hiển vi cho ảnh soi nổi stereo có chất lượng cao, rất dễ dàng sử dụng với nhiều lứa tuổi và mục đích khác nhau.
Độ phóng đại của kính là 50 lần.
Kích thước nhỏ gọn, phù hợp cầm tay.




Bấm nút bên dưới để xem giá, thông số kỹ thuật và đặt hàng



Kính hiển vi soi nổi Olympia 3B



kính hiển vi soi nổi sửa điện thoại

Kính 2 mắt soi hình ảnh nổi phóng đại lên 20 đến 40 lần, vùng quan sát rộng.
Đèn led chiếu sáng để nhìn rõ chi tiết.
Núm chỉnh tiêu cự để lấy nét hình ảnh.


Bấm nút bên dưới để xem giá, thông số kỹ thuật và đặt hàng

Kính hiển vi soi nổi Olympia 2040

kính hiển vi soi nổi mk02a


Kính có vật kính phóng đại 4 lần và thị kính phóng đại 10 lần. Độ phóng đại khi quan sát qua kính là 40 lần.
Kính 2 mắt giúp quan sát hình ảnh nổi, vùng quan sát rộng.
Núm chỉnh tiêu cự lấy nét hình ảnh.
Đèn led chiếu sáng trắng giúp nhìn rõ nét và dịu không bị nóng.

Bấm nút bên dưới để xem giá, thông số kỹ thuật và đặt hàng

Kính hiển vi soi nổi Olympia 0745
kính hiển vi soi nổi mk03a

Kính 2 mắt dùng quan sát các hình ảnh nổi, vùng quan sát rộng.
Kính phóng đại 7 lần đến 45 lần giúp quan sát các chi tiết nhỏ.
Núm chỉnh độ dài tiêu cự để xem rõ nét.
Đèn led chiếu sáng vòng 60 bóng rất sáng từ trên xuống dưới.

Bấm nút bên dưới để xem giá, thông số kỹ thuật và đặt hàng

Kính hiển vi soi nổi sử dụng loại ánh sáng chủ yếu là ánh sáng phản xạ, khác với kính hiển vi sinh học là ánh sáng truyền qua. Với hai đường truyền quang của hai vật kính và thị kính tách biệt nhau, kính hiển vi soi nổi tạo các góc nhìn khác nhau cho hai mắt trái và phải. Chính sự khác biệt này tạo nên hình ảnh 3 chiều của mẫu, tạo cho ta có cảm giác "nổi" hay cảm giác về không gian của hình ảnh. 

Kính hiển vi soi nổi được ứng dụng trong sinh học, y khoa để thực hiện các công việc như mổ xẻ, vi phẫu hoặc trong các ngành công nghiệp khác để kiểm tra bề mặt, kiểm tra các vết nứt gãy, kiểm tra hạt bụi, sản xuất bảng mạch linh kiện điện tử như kính hiển vi soi mạch, hoặc trong cả ngành pháp y. Trong một số ngành công nghiệp sản xuất cần kiểm tra chất lượng như thì kính hiển vi soi nổi là một công cụ không thể thiếu. Hoặc có thể được sử dụng trong sửa chữa điện thoại, điện tử như kính hiển vi sửa điện thoại.

Một số người thường nhầm lẫn giữa kính hiển vi soi nổi và kính hiển vi sinh học. Như đã nói ở trên, khi sử dụng kính hiển vi soi nổi hai mắt sẽ nhìn theo hai góc khác nhau, do đó ta có nhận thức về mặt không gian. Còn đối với kính hiển vi sinh học, cụ thể là loại kính hiển vi 2 mắt, cả hai mắt đều nhìn thấy cùng một hình ảnh nên nhận thức của chúng ta là hình ảnh phẳng. Chính vì thế hình ảnh khi nhìn bằng kính hiển vi sinh học 2 mắt không khác biệt so với loại có 1 mắt.  


So sánh với kính hiển vi quang học bình thường

Ánh sáng chủ yếu sử dụng trong kính hiển vi soi nổi là ánh sáng phản xạ, còn kính hiển vi sinh học là ánh sáng truyền qua. Ánh sáng phản xạ là ánh sáng phản chiếu lại từ mẫu, còn ánh sáng truyền qua là ánh sáng đi xuyên qua mẫu. Kính hiển vi soi nổi thường được sử dụng để quan sát những mẫu có kích thước dày hoặc có màu tối, đục vì ánh sáng phản xạ rất thích hợp
. Một số kính hiển vi soi nổi có đèn chiếu sáng dạng truyền qua, với bóng đèn nằm ở phía dưới mẫu đặt trên bàn đặt mẫu trong suốt. Tuy nhiên ánh sáng truyền qua không được tập trung lại bằng tụ quang giống như kính hiển vi sinh học. Loại kính này có thể sử dụng kỹ thuật trường tối nếu được trang bị đèn chiếu sáng đặc biệt, bằng cách sử dụng ánh sáng phản xạ hoặc truyền qua.  

Khoảng cách làm việc và độ sâu trường ảnh là những thông số quan trọng trong kính hiển vi soi nổi. Cả hai thông số trên tương quan nghịch với độ phân giải: độ phân giải càng cao (tức là khoảng cách phân biệt hai điểm liền kề nhau càng nhỏ), thì độ sâu của trường và khoảng cách làm việc càng nhỏ. Một số kính có thể cung cấp độ phóng đại lên đến 100x, tương đương với vật kính 10x và thị kính 10x trong một kính hiển vi sinh học thông thường, tuy nhiên độ phóng đại thường gặp thấp hơn giá trị này. Độ phân giải của kính hiển vi soi nổi bằng khoảng một phần mười độ phân giải hữu dụng của một kính hiển vi quang học bình thường.

Khoảng cách làm việc lớn với độ phóng đại thấp rất hữu ích trong việc kiểm tra các đối tượng có kích thước lớn như các bề mặt đứt gãy.  

Một nhà khoa học đang sử dụng kính hiển vi soi nổi với đèn chiếu sáng dạng cánh tay cơ động

Độ phóng đại

Có 2 hệ thống quang học chính trong kính hiển vi soi nổi. Một là hệ thống quang học cố định, trong đó độ phóng đại đã được cố định bằng cách kết hợp các thấu kính cố định bên trong vật kính. Hai là hệ thống phóng đại liên tục, có khả năng biến thiên liên tục độ phóng đại trên một khoảng thiết lập. Hệ thống phóng đại liên tục có thể gia tăng độ phóng đại hơn nữa thông qua sử dụng vật kính phụ trợ. Ngoài ra, độ phóng đại chung trong hệ thống cố định và liên tục có thể thay đổi bằng cách thay đổi thị kính.


Ngoài ra, còn có một hệ thống trung gian giữa hệ thống phóng đại cố định và hệ thống phóng đại liên tục là " hệ thống quang học Galilê ". Trong hệ thống này các thấu kính lồi với tiêu cự cố định được sắp xếp để tạo ra độ phóng đại cố định. Sự khác biệt ở đây là các thành phần quang học tương tự trong cùng khoảng cách, nếu đảo ngược về mặt vật lý, sẽ tạo ra một độ phóng đại khác, vẫn với độ phóng đại cố định. Điều này cho phép một bộ ống kính có thể tạo ra 2 độ phóng đại khác nhau ; 2 bộ ống kính có thể tạo ra 4 độ phóng đại khác nhau trên một mâm mang vật kính ; 3 bộ ống kính tạo ra 6 độ phóng đại và vẫn sẽ phù hợp với một mâm mang vật kính. Kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng hệ thống quang học Galilê thực sự rất hữu ích so với hệ thống zoom liên tục đắt tiền, vì bạn biết rõ được độ phóng đại đang sử dụng.
Tham khảo thêm về hệ thống quang học tại đây: Kính hiển vi soi nổi Greenough và CMO


Độ phóng đại của kính hiển vi soi nổi được quyết định bởi độ phóng đại của thị kính và vật kính, cộng thêm các hệ thống thấu kính phụ trợ trung gian hoặc bên ngoài. Qua nhiều năm, rất nhiều các phương pháp độc lập đã được phát triển để thay đổi, tăng hoặc giảm, yếu tố phóng đại của kính hiển vi soi nổi. Ở kính hiển vi đơn giản nhất, các vật kính, hay vật kính đơn trong thiết kế CMO, được gắn cố định ở phần thân dưới của kính, do đó độ phóng đại chỉ có thể thay thế bằng cách tác động tới độ phóng đại của thị kính. Những kính hiển vi phức tạp hơn một chút có các vật kính thay đổi cho nhau, cho phép điều chỉnh được độ phóng đại cuối cùng bằng cách sử dụng vật kính có độ phóng đại cao, thấp hoặc bằng cách thay thế các thị kính với độ phóng đại khác nhau. Các vật kính ở những model này được gắn bằng vít hoặc kẹp, cho phép chuyển đổi tương đối nhanh để có độ phóng đại mới.

Kính hiển vi soi nổi tầm trung được trang bị với các vật kính được gắn có thể trượt theo mặt ngang hoặc một mâm chứa gắn một bộ vật kính với độ phóng đại khác nhau. Để điều chỉnh độ phóng đại, người sử dụng chỉ cần xoay mâm kính một cách đơn giản để định vị vật kính vào vị trí chính xác của đường đi ánh sáng. Kính hiển vi có thiết kế này đã từng rất phổ biến, nhưng ngày nay không còn được sản xuất nhiều nữa.

Kính hiển vi soi nổi chất lượng cao được trang bị với hệ thống thấu kính zoom hoặc trống quay có chứa kính viễn vọng Galile được sử dụng để tăng hoặc giảm độ phóng đại tổng thể. Hệ thống trống xoay có chức năng giống như một ống kính gắn trung gian có thể gắn vào đường truyền quang bằng cách xoay trống. Trong hầu hết model, các détente dương có tác dụng giống một điểm click-stop để đảm bảo các thấu kính được gắn chính xác vào đường truyền quang, và được đánh dấu để người sử dụng nhận biết khi thay đổi độ phóng đại mới.

Hệ thống zoom kính hiển vi soi nổi
Hệ thống zoom kính hiển vi soi nổi


Hệ thống zoom như hình trên tạo ra một khoảng độ phóng đại khác nhau và liên tục có thể được điều chỉnh bằng cách xoay một núm chỉnh nằm ở vùng ngoại vi hoặc bên trong kính hiển vi soi nổi. Tỷ lệ zoom thay đổi từ 4:1 đến 15:1, phụ thuộc vào tuổi thọ của kính hiển vi, nhà sản xuất và model. Về tổng thể, một hệ thống zoom chứa tối thiểu 3 bộ thấu kính, với 2 hoặc nhiều yếu tố cho mỗi nhóm. Một yếu tố được cố định bên trong ống kính, các yếu tố còn lại có thể dịch chuyển trơn tru bên trong nhờ các cam chính xác. Hệ thống được thiết kế cho phép thay đổi nhanh và liên tục độ phóng đại trong khi vẫn giữ độ tập trung của kính hiển vi soi nổi. Trong hệ thống zoom, các thấu kính bổ sung được sử dụng để chuyển tiếp hoặc dựng hình ảnh trước khi chiếu lên thị kính. Một vài model kính hiển vi soi nổi mới hơn sử dụng click-stop dương để báo cho người sử dụng kính hiển vi tại vị trí đã lựa chọn độ phóng đại trong phạm vi zoom.

Hệ thống thấu kính zoom của kính hiển vi soi nổi trước đây có khoảng độ phóng đại xấp xỉ từ 7 đến 30x, yếu tố phóng đại tăng từ từ do thiết kế quang học được cải tiến trong nhóm kính hiển vi này, và các kính hiển vi dùng cho học sinh gần đây có khoảng zoom từ 2 đến 70x. Các kính hiển vi tầm trung có giới hạn trên độ phóng đại nằm ở mức 250x và 400x, trong khi đó các kính hiển vi chất lượng cao dùng cho nghiên cứu có thể đạt tới độ phóng đại 500x. Khoảng phóng đại rộng được bổ sung bởi độ sâu của trường quan sát và khoảng cách làm việc lớn hơn kính hiển vi phức hợp có độ phóng đại tương đương. Khoảng cách làm việc của kính hiển vi soi nổi hiện đại từ 20 đến 140mm, phụ thuộc vào độ phóng đại của vật kính và tỷ lệ zoom.Với việc bổ sung các thấu kính phụ trợ chuyên biệt, khoảng cách làm việc có thể đạt tới 300mm hoặc hơn. Đường kính vùng quan sát cũng rộng hơn so với kính hiển vi phức hợp.

Thấu kính phụ trợ có thể gắn vào vật kính của kính hiển vi soi nổi có thiết kế chuyên biệt. Nhìn chung, các thấu kính phụ trợ này gắn vào vật kính bằng ren xoay vào để gắn với vật kính hoặc có một loại kẹp để giữ thấu kính. Những thâu kính này giúp người sử dụng kính hiển vi có thể tăng hoặc giảm độ phóng đại của vật kính chính.

thấu kính phụ trợ
thấu kính phụ trợ


Thấu kính phụ trợ rất hữu dụng khi chất lượng hình ảnh không phải là yếu tố quan trọng nhất, bởi vì việc căn chỉnh quang học không thể hoàn toàn chính xác do thấu kính không được gắn ở vị trí giống nhau mỗi lần sử dụng. Thêm vào đó, thấu kính phụ trợ biến đổi khoảng cách làm việc của vật kính, tức khoảng cách giữa mẫu vật và thấu kính nằm trước vật kính. Một thấu kính làm tăng độ phóng đại của kính hiển vi soi nổi cũng đồng thời làm giảm khoảng cách làm việc, trong khi đó một thấu kính làm giảm độ phóng đại cũng tương ứng gia tăng khoảng cách làm việc.

Kính hiển vi soi nổi được hiện đại được trang bị với thị kính quang trường rộng tiêu chuẩn có độ phóng đại trong khoảng từ 5x đến 30x với gia số là 5x. Hầu hết các thị kính có thể được sử dụng với kính đeo mắt hoặc không được sử dụng với kính, trên thị kính luôn có một miếng cao su để ngăn sự tiếp xúc giữa kính đeo mắt với thấu kính của kính hiển vi.

Thị kính thường được trang bị thêm chức năng điều chỉnh diop cho phép đồng thời tập trung hình ảnh của mẫu và đo trắc vi, và đầu kính 2 mắt có khả năng di chuyển ống kính cho phép người sử dụng thay đổi khoảng cách thị kính trong khoảng từ 55-75 mm. Sự điều chỉnh khoảng cách 2 mắt được thực hiện bằng cách xoay lăng kính theo trục quang. Bởi vì các vật kính cố định đối với lăng kính, cho nên việc điều chỉnh không làm thay đổi hiệu ứng lập thể. Ưu điểm này giúp làm giảm mệt mỏi trong thời gian quan sát kéo dài, nhưng cần phải chỉnh lại kính nếu nhiều người sử dụng. Lưu ý là những người có đeo kính cận hoặc để sửa đổi sự sai khác về thị lực giữa 2 mắt cũng nên đeo kính khi sử dụng kính hiển vi. Những loại kính đeo để phục vụ cho các công việc cần quan sát ở khoảng cách gần nên được tháo ra vì kính hiển vi chỉ tạo hình ảnh ở khoảng cách có hạn.

Trường quan sát (viết tắt là FOV) là vùng có thể nhìn thấy và nằm trong vùng tập trung khi quan sát mẫu bằng kính hiển vi được xác định bởi độ phóng đại của vật kính và kích thước của diaphragm cố định bên trong thị kính. Khi độ phóng đại của kính hiển vi soi nổi hay kính hiển vi thông thường tăng lên, kích thước của trường quan sát sẽ giảm nếu diaphragm được giữ cố định. Ngược lại, độ phóng đại giảm thì trường quan sát sẽ tăng với đường kính diaphragm của thị kính cố định. Thay đổi kích thước độ mở của diaphragm trong quá trình sản xuất sẽ làm tăng trường quan sát - đối với diaphragm kích thước lớn, hoặc giảm trường quan sát - với diaphragm kích thước nhỏ.

Ở hầu hết kính hiển vi phức hợp và kính hiển vi soi nổi, đường kính vật lý của diaphragm (nằm ở phía trước hoặc phía sau thấu kính thị kính) được đo bằng milimet và được gọi là số trường, viết tắt là FN. Kích thước vật lý thực tế của diaphragm khác nhau theo thiết kế thị kính có các thấu kính nằm bên dưới diaphragm. Thước trắc vi được đặt trên mặt phẳng của diaphragm thị kính, để xuất hiện trên cùng một mặt phẳng với mẫu. 

Số trường của thị kính, khi được được chia bởi độ phóng đại của vật kính sẽ ra kích thước trường quan sát. Trong tính toán trên cũng cần thêm vào cài đặt zoom và bất kỳ phụ kiện bổ sung chèn vào đường truyền quang có ảnh hưởng đến độ phóng đại. Tuy nhiên, sẽ không tính tới độ phóng đại của thị kính, đây là lỗi mà người mới làm quen với kính hiển vi thường mắc phải. Nếu người sử dụng muốn trường quan sát rộng hơn, chỉ cần lựa chọn thị kính với số trường cao hơn. Trong khoảng độ phóng đại thấp, kính hiển vi soi nổi có trường quan sát lớn hơn khá nhiều so với kính hiển vi phức hợp. Kích thước trường quan sát với thị kính 10x và vật kính 0.5x khoảng từ 65-80mm (phụ thuộc vào yếu tố zoom) cao hơn rất nhiều so với kính hiển vi phức hợp, khoảng 40mm. Trường quan sát lớn cần mức độ chiếu sáng cao, cho nên rất khó để chiếu sáng liên tục cả một vùng quan sát.

Chiếu sáng  

Ánh sáng trong phòng thí nghiệm có thể dử dụng được để quan sát kính hiển vi soi nổi ở độ phóng đại rất thấp từ 1-3x, có thể xem đây là hệ thống chiếu sáng cơ bản nhất. Hạn chế chính của việc sử dụng ánh sáng phòng để chiếu sáng cho kính hiển vi là không thể kiểm soát được cường độ, vị trí và nhiệt độ màu của ánh sáng, và tất nhiên là không thực tế nếu chỉ dựa vào nguồn sáng này để chiếu sáng cho các ứng dụng đòi hỏi độ phóng đại lớn hơn, ở mức chuyên nghiệp hơn.

Phần lớn nhà sản xuất kính hiển vi soi nổi cung cấp ít nhất một bóng đèn sợi đốt cơ bản, tungsten hoặc tungsten-halogen, có thể gắn trực tiếp trên giá đỡ hoặc được bảo vệ bởi một cánh tay di động gắn vào giá đỡ. Thông thường, các đèn chiếu sáng nhỏ sử dụng vonfram 10-20 watt hoặc đèn thạch anh-halogen cung cấp đủ lượng ánh sáng để xem được nhiều mẫu vật. Nhiều kính hiển vi soi nổi có giá đỡ tiên tiến hơn để gắn nguồn sáng phản xạ, cung cấp lượng ánh sáng tương tự lại rất tiện lợi.


Đèn Tungsten kính hiển vi soi nổi
Đèn Tungsten kính hiển vi soi nổi


Đèn chiếu sáng dây tóc thường không mắc tiền, tốn ít không gian và rất dễ cấu hình. Nhược điểm chính là lượng ánh sáng có hạn đối với các bóng đèn công suất thấp, không đủ để rọi các khu vực cần thiết, đặc biệt là khi chụp hình kỹ thuật số hoặc quay video. Vấn đề thứ yếu là tính định hướng cao, bản chất của các đèn chiếu sáng này có thể tạo thành các bóng tối không mong muốn. Đèn chiếu sáng sợi đốt có thể được sử dụng kết hợp với gương hoặc khuếch tán để sửa đổi các đặc tính của chùm tia. Mặc dù vậy vẫn không thể hoàn toàn vượt qua những hạn chế về cường độ và vùng chiếu sáng nhỏ. Khi loại nguồn sáng này đặt gần mẫu, nhiệt năng cung cấp cho khu vực được chiếu sáng có thể quá lớn đối với các vật liệu nhạy nhiệt độ. Tuy nhiên, về mặt tổng quát nguồn sáng đèn dây tóc đơn giản rất bền, lý tưởng để làm kính hiển vi cho học sinh, dễ dàng vận chuyển, sử dụng cho lĩnh vực lắp ráp và kiểm tra công nghiệp.

Trong tất cả các nguồn chiếu sáng sử dụng cho kính hiển vi soi nổi thì đèn chiếu sáng sợi quang là loại linh hoạt và phổ biến. Có rất nhiều các thiết kế nguồn sáng, loại sợi, cấu hình và phụ kiện đính kèm khác nhau. Hệ thống ánh sáng sợi quang có thể được cấu hình để đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt của hầu hết các ứng dụng. Đèn chiếu sáng sợi quang thường được trang bị đèn tungsten-halogen cường độ cao do đó tương đối sáng, và bằng cách sử dụng các bộ lọc thích hợp có thể cân bằng màu sắc khi chụp và quay video. Hệ thống sợi quang thích hợp để kiểm tra mẫu nhạy cảm với nhiệt độ nếu được cấu hình thêm nguồn sáng lạnh, thông qua việc bổ sung các bộ lọc hồng ngoại.


Đèn chiếu sáng dạng vòng kính hiển vi soi nổi
Đèn chiếu sáng dạng vòng kính hiển vi soi nổi

Đèn sợi quang dạng vòng là một trong những cấu hình được sử dụng rộng rãi nhất trong số các đèn chiếu sáng dựa trên công nghệ sợi quang. Bằng cách gắn cố định xung quanh vật kính của kính hiển vi soi nổi, giúp loại bỏ bất kỳ sự biến đổi nào khi điều chỉnh, đảm bảo ánh sáng có chất lượng phù hợp từ mẫu này tới mẫu khác. Bởi vì đường chiếu sáng gần như trùng với trục quang học của kính hiển vi soi nổi, nhờ đó vùng quan sát được chiếu sáng đồng đều và gần như mất bóng. Những đặc tính này có thể có lợi, nhưng không phù hợp khi cần kiểm tra kết cấu, cần ánh sáng định hướng hơn. Tuy vậy, đèn chiếu sáng dạng vòng thường được sử dụng trong lắp ráp điện tử và trong các ứng dụng kiểm soát chất lượng, bao gồm kiểm tra các chỗ nối trên mạch điện có các phần gắn dính ở trên có thể tạo bóng khi chiếu sáng. Ánh sáng khuếch tán của đèn chiếu sáng dạng vòng hướng gần như trên trục, loại bỏ bóng và vẫn giữ độ tương phản thích hợp khi kiểm tra bằng mắt.

Trong những năm gần đây đèn LED công suất cao đã được đưa vào sử dụng để cung cấp ánh sáng cho kính hiển vi soi nổi, với hiệu suất chuyển đổi điện năng thành quang năng hiệu quả hơn so với đèn halogen và có thể tạo ra một phổ màu sắc của ánh sáng, rất hữu ích cho việc phân tích huỳnh quang của các mẫu sinh học (  đèn halogen hoặc nguồn sáng hơi thủy ngân không thể làm được điều này ) (Xem thêm Đèn kính hiển vi).  

Cấu tạo kính hiển vi soi nổi 

Kính hiển vi soi nổi có cấu tạo hơi khác biệt so với các kính hiển vi sinh học. Nói đúng ra, loại kính này cũng là một kính hiển vi phức hợp, bởi vì kính hiển vi soi nổi cũng bao gồm vật kính và thị kính.


Tấm đặt mẫu : Mẫu được đặt ở đây. Nó phải đủ lớn để chứa các mẫu vật mà bạn muốn xem.

Kẹp giữ : Các kẹp giữ có thể được sử dụng để giữ các lam kính hiển vi. Nó cũng giữ tấm kính trong phủ phía trên đèn ở phía dưới.

Đầu soi nổi: Có hai thị kính gắn vào kính hiển vi soi nổi. Đầu soi nổi giữ thị kính và chứa lăng kính giúp cho hình ảnh nhìn được đúng chiều.

Thị kính : Thường có độ phóng đại là 10x.

Vật kính : Một kính hiển vi soi nổi hoạt động giống như ống nhòm và có một vật kính cho mỗi mắt. Kính hiển vi soi nổi có thể xoay ống kính để có được độ phóng đại khác nhau.

Núm chỉnh tiêu cự : Các núm chỉnh tiêu cự nâng lên và hạ xuống cả các vật kính cũng như các thị kính . Đây là một sự khác biệt so với kính hiển vi phức hợp, núm chỉnh tiêu cự của kính hiển vi phức hợp nâng lên và hạ xuống bàn mang mẫu.

Điều khiển ánh sáng : Nhiều kính hiển vi soi nổi có cấu tạo với cả đèn chiếu sáng phía trên và phía dưới. Cường độ ánh sáng cũng có thể được kiểm soát.

Một số nhà sản xuất đem đến cho người sử dụng những module tách rời để tùy theo nhu cầu có thể lựa chọn các bộ phận khác nhau rồi lắp ghép thành một kính soi nổi hoàn chỉnh. Xem thêm Kính hiển vi soi nổi ghép module

Mua kính hiển vi soi nổi

Kính hiển vi soi nổi có nhiều loại phân biệt theo hệ thống quang học, độ phóng đại, cấu tạo trục ngang - đứng... Sự rối rắm này có thể làm người sử dụng lúng túng khi lựa chọn, mua một kính hiển vi soi nổi. Để có những lời khuyên hữu ích bạn có thể tham khảo thêm tại đây Lựa chọn kính hiển vi soi nổi. Đây là những câu hỏi thường gặp và giải đáp các thắc mắc cho bạn.

Cách sử dụng 

Kính hiển vi soi nổi có cấu tạo hơi khác so với kính hiển vi sinh học cho nên cách sử dụng có một số điểm cần lưu ý.
Ánh sáng sử dụng để quan sát mẫu chủ yếu là ánh sáng phản xạ nên cần chỉnh nguồn sáng hướng vào đúng vị trí đặt mẫu. Khác với ánh sáng truyền đi theo một đường cố định, để chiếu sáng mẫu có thể thay đổi vị trí đèn hoặc vị trí mẫu.
Vật kính của kính soi nổi không giống với kính hiển vi sinh học có thể thay đổi được. Vì vậy, nếu muốn tăng độ phóng đại phải xoay một núm chỉnh riêng.
Do độ phóng đại của kính hiển vi soi nổi không lớn nên để điều chỉnh tiêu cự chỉ cần sử dụng núm chỉnh thô. Lúc này cả phần đầu kính sẽ di chuyển lên hoặc xuống.
Bạn có thể tham khảo thêm tại đây Cách sử dụng kính hiển vi soi nổi

Share on Google Plus