Kính hiển vi, kính lúp

Kính hiển vi sinh học, kính hiển vi soi nổi, kính hiển vi kỹ thuật số, kính hiển vi cầm tay, kính lúp cầm tay, kính lúp để bàn, kính lúp đeo mắt

Kính hiển vi quang học-Các thuật ngữ

Kính hiển vi quang học có rất nhiều bộ phận và chức năng từ đơn giản đến phức tạp (Xem thêm Kính hiển vi quang học). Mỗi bộ phận và chức năng đều có thuật ngữ riêng, nếu không được hiểu cặn kẽ sẽ gây khó khăn cho người sử dụng
Bài viết dưới đây sẽ trình bày các thuật ngữ thuộc lĩnh vực kính hiển vi quang học dành cho người mới bắt đầu:
Bài viết sẽ chia các thuật ngữ này làm 2 loại: thuật ngữ liên quan đến cấu tạo kính hiển vi và thuật ngữ liên quan đến các thông số, kỹ thuật

Thuật ngữ về mặt cấu tạo:


Tụ quang Abbe: gồm nhiều thấu kính được thiết kế đặc biệt, gắn dưới bàn đặt mẫu, có thể di chuyển được theo phương thẳng đứng. Tụ quang này có một màng dạng mống mắt để điều chỉnh đường kính tia sáng đi vào hệ thống thấu kính. Bằng cách thay đổi kích thước của màng và di chuyển hệ thấu kính tới gần hoặc ra xa khỏi bàn đặt mẫu có thể kiểm soát đường kính và điểm hội tụ của hình nón ánh sáng. Tụ quang Abbe thực sự hữu dụng khi quan sát ở độ phóng đại trên 400X. Hệ thống thấu kính của tụ quang phải có số khẩu độ bằng hoặc lớn hơn của vật kính.



Tụ quang Abble
Tụ quang Abble


Thấu kính tiêu sắc: khi ánh sáng đi qua một thấu kính hay lăng kính, sẽ bị bẻ cong hoặc phản xạ. Kết quả là một vài màu sẽ phản xạ nhiều hơn những màu còn lại, rồi hội tụ tại những điểm khác nhau làm giảm độ phân giải. Thấu kính tiêu sắc sẽ được sử dụng để hạn chế lỗi này. Các thấu kính này được chế tạo từ các loại thủy tinh khác nhau với chỉ số khúc xạ khác nhau. Nhờ đó, sẽ chỉnh lại một số màu vào đúng điểm hội tụ để cho hình ảnh rõ ràng hơn.


Thấu kính thị kính: thấu kính trên cùng của kính hiển vi quang học. Độ phóng đại thường là 10X, ngoài ra còn một số độ phóng đại khác như 5X, 15X và 20X. Các thấu kính quang trường rộng sẽ có đường kính lớn và vùng quan sát lớn.


Thân kính: phần giữa đầu kính và chân đế. Khi di chuyển kính hiển vi cần nắm phần thân bằng một tay, tay còn lại đặt dưới phần chân đế.


Bàn sa trượt: giúp di chuyển lam mẫu, bao gồm kẹp giữ lam và 2 núm chỉnh. Một núm chỉnh lam mẫu tới gần hoặc ra xa người quan sát. Một núm chỉnh lam mẫu sang bên trái hoặc bên phải. Bởi vì hình ảnh bị lộn ngược khi nhìn qua kính hiển vi, cho nên bạn cần làm quen khi sử dụng bàn sa trượt. Bàn sa trượt rất tiện khi quan sát những đối tượng di chuyển như protozoan.



Bàn sa trượt
Bàn sa trượt


Mâm mang vật kính: bộ phận của kính hiển vi quang học, dạng mâm tròn có các vị trí để gắn vật kính.


Thấu kính vật kính: đây là thấu kính gần vật quan sát nhất. Ở kính hiển vi soi nổi (độ phóng đại thấp) là một cặp vật kính, mỗi vật kính tương ứng với một thị kính. Thiết kế này tạo nên hiệu ứng hình ảnh 3D. Ở kính hiển vi 2 mắt có độ phóng đại cao chỉ có một vật kính do đó không thể quan sát được hiệu ứng này.


Đầu kính 1 mắt: đầu kính hiển vi với duy nhất một thị kính.


Đầu kính 2 mắt: đầu kính hiển vi với 2 thị kính, mỗi thị kính cho mỗi mắt. Thuật ngữ này thường sử dụng cho kính hiển vi quang học có độ phóng đại cao. Đối với kính hiển vi độ phóng đại thấp hay kính hiển vi soi nổi, vật kính gồm một cặp tương ứng với 2 thị kính, để tạo ra hai đường truyền quang khác nhau cho mỗi mắt nhìn. Ở kính hiển vi phức hợp có 2 thị kính chỉ có một vật kính, cho nên sẽ không có hiệu ứng soi nổi.


Đầu kính 3 mắt: kính soi nổi và phức hợp đều có loại đầu này. Đầu kính 3 mắt có 2 thị kính cho mỗi mắt và một cổng thứ 3 dùng để gắn camera.



Đầu kính 3 mắt
Đầu kính 3 mắt


Thuật ngữ về thông số, kỹ thuật:


Số khẩu độ N.A: con số này cho biết khả năng của thấu kính phân giải các chi tiết của đối tượng quan sát. Con số này được tính từ một công thức toán học phức tạp có liên quan đến góc mở của thấu kính và chỉ số khúc xạ của môi trường giữa thấu kính và đối tượng quan sát. Để có chất lượng hình ảnh tốt nhất, chỉ số này của hệ thống tụ quang phải bằng hoặc lớn hơn của vật kính đang sử dụng.


Điều chỉnh khoảng cách 2 mắt: khi sử dụng kính hiển vi quang học có 2 thị kính cần phải điều chỉnh khoảng cách giữa 2 mắt người quan sát. Ở trẻ em thì kích thước này ngắn, còn ở người lớn thì dài hơn. Hai thị kính khi được điều chỉnh sẽ tách ra xa nhau hoặc lại gần nhau để phù hợp với người quan sát. Đây là bước điều chỉnh đầu tiên để người quan sát thoải mái khi nhìn bằng cả 2 mắt.



Điều chỉnh khoảng cách 2 mắt
Điều chỉnh khoảng cách 2 mắt


Giữ nét: đây là thuật ngữ về tập trung hình ảnh. Khi bạn thay thế từ vật kính này sang vật kính khác, hình ảnh vẫn giữ được độ nét ban đầu hoặc chỉ cần điều chỉnh tiêu cự một ít để lấy lại độ nét. Hầu hết các kính hiển vi đều có đặc tính này.





Share on Google Plus