Kính hiển vi, kính lúp

Kính hiển vi sinh học, kính hiển vi soi nổi, kính hiển vi kỹ thuật số, kính hiển vi cầm tay, kính lúp cầm tay, kính lúp để bàn, kính lúp đeo mắt

Kính hiển vi kết nối máy tính qua camera

Kính hiển vi kết nối máy tính, kính hiển vi có gắn camera. Kính hiển vi truyền hình ảnh từ kính hiển vi tới màn hình máy tính thông qua một camera trung gian. 

Đặt mua bộ kết nối kính hiển vi với máy vi tính

Camera 5.0 MP :  có độ phân giải 5 megapixels, độ phóng đại quang 10x, khung hình hiển thị được tối đa là 2592 x 1944, loại cảm biến: 1/2/5 " màu sắc trung thực CMOS.
camera kính hiển vi
Bấm nút bên dưới để xem thông tin, giá và mua hàng

Khi mua hàng bạn sẽ được cung cấp 1 bộ sản phẩm gồm: 


  • 1x camera cho kính hiển vi
  • 1x adapter 23.2mm dùng cho kính hiển vi sinh học 
  • 1x dây cáp truyền hình ảnh vào máy tính qua cổng usb 2.0
  • Đĩa CD để cài đặt phần mềm trên máy tính để quay, chụp hình ảnh


Dưới đây là hình ảnh kính hiển vi sau khi đã gắn camera
kính hiển vi có gắn camera

Hình ảnh được truyền từ ống kính ảnh của kính hiển vi tới camera. Sau đó dữ liệu được chuyển vào cáp usb để vào máy tính, rồi hiển thị lên màn hình.

Nếu bạn đang sử dụng loại kính hiển vi có 1 mắt hoặc 2 mắt vẫn có thể sử dụng được camera này bằng cách tháo thị kính để lắp camera vào. Bạn cần sử dụng adapter được cung cấp kèm để khi lắp camera khớp với ống kính của thị kính.

Trước khi lắp cần cài đặt phần mềm vào máy tính sử dụng đĩa CD đi kèm với bộ sản phẩm. Phần mềm này giúp bạn quay lại hình ảnh trên kính hiển vi hoặc chụp lại những hình ảnh mà bạn muốn lưu trữ. Phần mềm có kèm chức năng đo kích thước tế bào hoặc đo kích thước của đối tượng mà bạn quan tâm.

Tham khảo thêm các bộ kết nối kính hiển vi với tivi, máy tính, máy ảnh, điện thoại tại đây:  Bộ kết nối kính hiển vi với máy tính, máy ảnh, smartphone

Camera này được thiết kế để cắm trực tiếp vào máy tính pc hay laptop thông qua cổng USB. Camera của kính hiển vi kết nối máy tính được sử dụng chủ yếu để chụp và ghi lại hình ảnh, tốc độ ghi thường chậm hơn so với máy quay phim bình thường. Các bạn cần lưu ý đến một thuật ngữ ở đây là hình/giây (frames per second). Video bình thường có tốc độ là 30 hình / giây, những bộ phim được trình chiếu tại rạp chiếu bóng có tốc độ từ 14 – 18 hình / giây. Các camera USB dùng kết nối giữa kính hiển vi và máy vi tính có thể dao động từ 7,5 – 15 khung hình / giây. Tỷ lệ khung hình trên mỗi giây của các camera còn phụ thuộc vào máy tính nhận tín hiệu từ camera. Máy tính có CPU chậm, bộ nhớ kém hoặc quá tải sẽ khó đạt được tốc độ ghi hình như trên.

Camera ngoài này đặc hiệu đối với từng hãng kính hiển vi. Tuy nhiên có những hãng sản xuất camera có khả năng gắn với kính hiển vi của các hãng khác. ( xem thêm Kính hiển vi kết nối máy tính và một số loại kết nối khác)


Camera ngoài dùng cho kết nối  


Camera của kính hiển vi kết nối máy tính được thiết kế theo kích thước của chip cảm biến ghi lại dữ liệu hình ảnh. Chip cảm biến này càng lớn, độ phân giải của camera càng cao. Kích thước thiết kế của camera sẽ tương quan với kích thước của chip cảm biến hình ảnh. Kích thước này không dựa trên phép đo lường cụ thể nào mà chỉ mang tính tương đối. Các kích thước phổ biến bao gồm:

½’’ ( 8 mm đường chéo )
1/3’’ ( 6 mm đường chéo )
¼’’ ( 4.6 mm đường chéo )

Camera kính hiển vi kết nối máy tính thường có chip loại CMOS hoặc CCD. Chip CCD sẽ cho chất lượng hình ảnh cao hơn, thích hợp khi sử dụng trong điều kiện ánh sáng kém hoặc khi sử dụng với kính hiển vi tương phản pha, kính hiển vi nền đen.
Camera ngoài có nhiều loại với độ phân giải khác nhau.


Gắn camera ngoài vào kính hiển vi 


Để kết nối từ kính hiển vi tới máy tính, các camera thường cần một bộ chuyển đổi. Bộ chuyển đổi này được gọi là C-mount. Camera sẽ có ren gắn với C-mount với đường kính là 1'' hoặc 25mm. Nguyên nhân C-mount đặc hiệu với camera là camera phải đồng tập trung với thị kính, tức là thị kính tập trung hình ảnh thì camera cũng tập trung hình ảnh tại đúng khoảng tiêu cự đó.
Mỗi kính hiển vi kết nối máy tính được thiết kế khác nhau do đó cần 1 C-mount riêng. Bộ chuyển đổi C-mount được thiết kế với ống kính bên trong tương ứng với kích thước con chip của camera. Khi kết hợp 2 thứ với nhau cùng với thị kính 10X chuẩn, camera sẽ cho vùng quan sát tương tự với thị kính. Bộ chuyển đổi C-mount dùng gắn trực tiếp vào mắt thứ 3 của kính hiển vi. 

Nếu kính hiển vi kết nối máy tính thuộc loại 2 mắt vẫn có thể gắn được bộ chuyển đổi thông qua 1 coupler. Tuy nhiên, khi sử dụng cách kết nối này, bạn có một bất tiện là không nhìn trực tiếp bằng mắt để điều chỉnh kính hiển vi nữa.


Bộ chuyển đổi dùng cho kính hiển vi 2 mắt
Bộ chuyển đổi dùng cho kính hiển vi 2 mắt


Vùng quan sát hình ảnh

Kích thước hình ảnh của camera và các thành phần quang học kèm theo camera (C-mount) rất quan trọng trong việc ghi lại hình ảnh mong muốn. Một số nhà nghiên cứu muốn trường quan sát thu được từ camera khớp với trường quan sát trong thị kính, trong khi một số khác không quan tâm nếu có sự khác nhau. Kính hiển vi ba mắt (trinocular) có cấu hình vật kính / thị kính đặc biệt trên kính hiển vi để thu được một cấu hình 1:1, nhưng nói chung là trường quan sát bằng camera kém hơn trường quan sát bằng mắt.

LƯU Ý: Khi hình ảnh chụp nhỏ hơn so với các hình ảnh trực quan, thì tức là vùng ảnh chụp được phóng đại.



kính hiển vi kết nối máy tính
Hình ảnh nhìn thấy qua thị kính là vòng tròn, nhưng camera chỉ có thể chụp một hình ảnh dạng vuông (Xem hình bên trái). Lý tưởng nhất, các góc của hình vuông (giới hạn của hình ảnh camera) sẽ chạm vào cạnh của hình tròn (trường quan sát bằng mắt). Khi lựa chọn độ phóng đại quang học của bộ chuyển đổi dùng cho kính hiển vi kết nối máy tính, bạn cần lựa chọn độ phóng đại tương thích với chip cảm biến hình ảnh. Ví dụ, với một cảm biến hình ảnh ½ "(0,5"), sử dụng bộ chuyển đổi 0.5X. Với cảm biến ¼ "(0,25")  , sử dụng bộ chuyển đổi 0.25X. Kích thước của bộ cảm biến phải phù hợp với độ phóng đại của các bộ chuyển đổi, càng gần càng tốt. Bằng cách tương thích hai thiết lập này, bạn càng có thể thu được nhiều hình ảnh.
Bởi vì trường quan sát của thị kính là một vòng tròn, một camera với tỉ lệ màn ảnh là 4:3 sẽ chụp nhiều hình ảnh hơn một camera với tỉ lệ 16:9. Nếu vùng thu ảnh của camera mở rộng ra bên ngoài của vòng tròn trường quan sát thị kính, các góc sẽ được bôi đen (vignetted).



kính hiển vi kết nối máy tính
Vòng tròn là vùng quan sát bạn nhìn qua thị kính, hình chữ nhật là vùng quan sát trên camera kính hiển vi kết nối máy tính

LƯU Ý: Bộ chuyển đổi có độ phóng đại dưới 0.35X sẽ đắt tiền hơn. Các bộ chuyển đổi của camera được thiết kế để phù hợp với kính hiển vi và thường được làm bởi các nhà sản xuất kính hiển vi. Hầu hết các bộ chuyển đổi camera vô dụng với những kính hiển vi từ nhà sản xuất khác.

Những hình ảnh dưới đây sẽ chứng minh về vấn đề trường quan sát mà chúng ta đã bàn ở trên. Các hình ảnh được chụp bằng cách sử dụng một camera COLCAM ½ "  với một CS-mount ½"  tiêu chuẩn.



Phần mềm cài đặt máy tính:

Camera ngoài luôn kèm theo phần mềm cài đặt vào máy vi tính. Khi kết nối với máy tính, phần mềm này sẽ cho phép bạn quan sát hình ảnh từ kính hiển vi kết nối máy tính, gần tương tự như nhìn trực tiếp qua thị kính. Bạn có thể chụp, quay phim và lưu lại file ghi dưới đuôi jpg, bmp, avi... Phần mềm cũng giúp bạn hiệu chỉnh lại màu sắc hình ảnh. Xem thêm Cách kết nối kính hiển vi với máy tính
Ngoài ra phần mềm này còn cho phép bạn đo kích thước của vật quan sát trên hình ảnh. Trước hết cần một lam kính hiệu chuẩn kích thước. Lam kính này thường được cung cấp kèm theo bộ kết nối với máy tính. Đầu tiên, đặt lam kính lên bàn đặt mẫu, điều chỉnh tiêu cự để thấy các vạch chia kích thước rõ ràng nhất. Chụp lại hình ảnh chứa một phần hoặc toàn bộ vạch chia trên lam kính bằng phần mềm chuyên dụng cài đặt trên máy vi tính. Sau đó, tiến hành hiệu chuẩn kích thước cũng bằng phần mềm này. Với kích thước đã được hiệu chuẩn ở độ phóng đại tương ứng, bạn có thể đo kích thước của bất kỳ hình ảnh chụp được từ kính hiển vi kết nối máy tính ở độ phóng đại đó. Ngoài việc đo kích thước, một số phần mềm còn kèm thêm các chức năng như đo diện tích hình tròn, hình chữ nhật... 

Phần mềm này tiện lợi hơn so với việc sử dụng trắc vi thị kính trước đây vì không phải điều chỉnh đối tượng cần đo kích thước theo thước trắc vi.  



Lam kính hiệu chuẩn
Lam kính hiệu chuẩn

Share on Google Plus