Kính hiển vi, kính lúp

Kính hiển vi sinh học, kính hiển vi soi nổi, kính hiển vi kỹ thuật số, kính hiển vi cầm tay, kính lúp cầm tay, kính lúp để bàn, kính lúp đeo mắt

Cấu tạo kính hiển vi

Cấu tạo kính hiển vi gồm 3 thành phần cơ bản là đầu, thân và chân đế kính hiển vi.




• Đầu kính hiển vi bao gồm các bộ phận quang học ở phần trên của kính hiển vi

• Chân đế giúp nâng đỡ kính hiển vi và gắn đèn chiếu sáng

• Phần thân kính gắn với phần chân đế và nâng đỡ phần đầu kính hiển vi. Phần này cũng được sử dụng để di chuyển kính hiển vi.

Khi di chuyển kính hiển vi luôn luôn phải nâng cả phần chân đế và

phần thân cùng một lúc. Xem thêm Cách bảo quản và vệ sinh kính hiển vi.



THÀNH PHẦN QUANG HỌC CẤU TẠO KÍNH HIỂN VI

Cấu tạo quang học kính hiển vi gồm 2 hệ thống: thị kính và vật kính:

Thị kính: là ống kính dành cho người quan sát ở trên cùng của kính hiển vi. Thông thường, thị kính tiêu chuẩn có độ phóng đại 10x. Các lựa chọn khác cho độ phóng đại của thị kính thường là từ 5x-30x. Tùy vào số thị kính mà ta có kính hiển vi 1 mắt tương ứng với 1 thị kính, kính hiển vi 2 mắt tương ứng với 2 thị kính và kính hiển vi 3 mắt tương ứng với 2 thị kính và 1 ống kính gắn camera. Ngoài ra còn có 1 loại thị kính chuyên sử dụng để đo kích thước là trắc vi thị kính. Trên bề mặt của nó có khắc vạch chia để tính chiều dài, rộng, diện tích của đối tượng muốn đo. Tuy nhiên thị kính này cần phải được hiệu chuẩn trước bằng trắc vi vật kính.



Ống thị kính giữ thị kính: ở vị trí phía trên ống kính vật kính. Đầu kính hiển vi hai mắt thường kèm theo vòng điều chỉnh đi-ốp để giải quyết vấn đề về thị lực ở một hoặc hai mắt của người quan sát. Các kính hiển vi một mắt (sử dụng một mắt) không cần bộ phận điều chỉnh đi-ốp ngày. Ngoài ra, kính hiển vi hai mắt cũng có thể điều chỉnh khoảng cách hai mắt để phù hợp với khoảng cách khác nhau giữa hai mắt của những người sử dụng khác nhau.

Vật kính: là những ống kính quang học chính trên kính hiển vi. Độ phóng đại của ống kính này từ 4x-100x và kính hiển vi thường cấu tạo gồm ba, bốn hoặc năm ống kính vật kính. Xem thêm Các thông số trên vật kính của kính hiển vi quang học. Vật kính có độ phóng đại 100x có thể được sử dụng kèm với dầu soi kính hiển vi để tăng độ phân giải hình ảnh.



Mâm mang vật kính: gắn các vật kính. Các vật kính được đặt trên một mâm xoay để các vật kính khác nhau có thể được lựa chọn thuận tiện. Vật kính chuẩn bao gồm 4x, 10x, 40x và 100x, ngoài ra còn một số vật kính với độ phóng đại khác.




Núm chỉnh thô và chỉnh tinh: được sử dụng để điều chỉnh tiêu cự trong kính hiển vi. Núm chỉnh thô và chỉnh tinh đồng trục - nghĩa là chúng được cấu tạo trên cùng một trục của kính hiển vi với núm chỉnh tinh ở bên ngoài. Núm chỉnh thô và chỉnh tinh đồng trục giúp cho người xem đỡ bị sử dụng nhầm lẫn nhau khi hai núm này tách riêng ra ở một số kính hiển vi.



Bàn sa trượt: là nơi đặt mẫu vật cần quan sát. Một bàn sa trượt cơ học được sử dụng khi làm việc ở độ phóng đại cao, khi cần di chuyển lam kính có chứa mẫu.




Kẹp giữ mẫu: được sử dụng khi không có bàn sa trượt cơ học. Người quan sát cần di chuyển slide bằng tay để xem các phần khác nhau của mẫu vật.



Khẩu độ: là lỗ nằm phía trên bàn sa trượt thông qua đó ánh sáng từ bên dưới chân đế truyền tới bàn sa trượt.



Đèn kính hiển vi: là phần quan trọng trong cấu tạo kính hiển vi, thường nằm trong chân đế của kính hiển vi. Hầu hết các kính hiển vi quang học cấu tạo với bóng đèn halogen điện áp thấp nằm bên trong chân đế. 




Tụ quang: được sử dụng để thu thập và tập trung ánh sáng từ đèn chiếu sáng lên các mẫu vật. Nó nằm phía dưới bàn sa trượt, thường kết hợp với một màng chắn sáng.



Màng chắn sáng: kiểm soát lượng ánh sáng đến mẫu vật. Nó nằm phía trên tụ quang và ở phía dưới bàn sa trượt. Hầu hết các kính hiển vi chất lượng có cấu tạo gồm một tụ quang Abbe với màng chắn sáng. Kết hợp với nhau, cả hai sẽ kiểm soát cả sự tập trung và lượng ánh sáng đến mẫu vật.



Núm chỉnh tụ quang: di chuyển tụ quang lên hoặc xuống để điều khiển việc tập trung ánh sáng trên mẫu vật.
Share on Google Plus