Kính hiển vi, kính lúp

Kính hiển vi sinh học, kính hiển vi soi nổi, kính hiển vi kỹ thuật số, kính hiển vi cầm tay, kính lúp cầm tay, kính lúp để bàn, kính lúp đeo mắt

Cách sử dụng kính hiển vi soi nổi

Có hai loại kính hiển vi quang học cơ bản là kính hiển vi sinh họckính hiển vi soi nổi. Kính hiển vi soi nổi có độ phóng đại thấp hơn so với kính hiển vi sinh học và độ phóng đại thường từ khoảng 10 đến 40 lần. Các kính hiển vi loại này rất linh hoạt và được thiết kế để xem các đối tượng như đá, côn trùng và hoa, nhưng cũng có thể được sử dụng để xem các slide. Kính hiển vi soi nổi là một công cụ hữu ích cho các nghiên cứu về tự nhiên và rất lý tưởng cho trẻ nhỏ. Chúng ta hãy cùng đi từng bước để nắm được cách sử dụng kính hiển vi soi nổi.

Bộ phận điều chỉnh đi-ốp được sử dụng để bù đắp cho sự tập trung khác biệt giữa hai mắt. Sự điều chỉnh này có thể khác nhau từ người này đến người kia. Bắt đầu bằng cách đặt tay trên mắt ở phía trước của thị kính có điều chỉnh đi-ốp (thị kính có một vòng có khía xung quanh). Tập trung hình ảnh của mẫu rõ nét. Sau đó che mắt còn lại (mắt ở phía trước của thị kính không có điều chỉnh đi-ốp) và tập trung hình ảnh của mẫu rõ nét bằng cách xoay điều chỉnh đi-ốp. Không sử dụng núm chỉnh thô cho bước cuối cùng này, chỉ điều chỉnh đi-ốp.

Các bước sử dụng kính hiển vi soi nổi

Đặt kính hiển vi soi nổi  trên bàn hoặc một bề mặt phẳng và ổn định có một khoảng không gian rộng đủ để bạn thao tác. Cắm dây nguồn của kính hiển vi vào một ổ cắm, đảm bảo rằng phần dây thừa không nằm trên đường đi để không ai có thể vướng chân vào nó hoặc kéo nó ra khỏi bàn.

Bật nguồn sáng. Nếu bạn cần quan sát slide hoặc đối tượng trong suốt, thì nguồn ánh sáng phía dưới sẽ làm việc tốt nhất. Nếu mẫu bạn đang xem là mờ đục hoặc rắn (ánh sáng không thể đi qua nó từ bên dưới), bạn cần sử dụng ánh sáng phía trên để ánh sáng có thể phản xạ ra khỏi bề mặt của mẫu vật.  

Đặt mẫu của bạn ngay chính giữa bàn mang mẫu. Nếu mẫu của bạn là mỏng và phẳng, hoặc nếu các cạnh của nó cuộn tròn một cách dễ dàng, hãy sử dụng các kẹp giữ mẫu để giữ nó tại chỗ. Để làm điều này, kéo phần núm của một kẹp giữ mẫu lên và đè lên trên phần đầu của mẫu, sau đó làm tương tự với kẹp giữ mẫu ở phía bên kia. Nếu mẫu vật của bạn là lớn hơn so với bàn mang mẫu, bạn có thể xoay phần kẹp giữ mẫu khỏi bàn mang mẫu để tăng thêm không gian làm việc.

Điều chỉnh thị kính để bạn có thể quan sát thông qua kính hiển vi soi nổi thoải mái mà không gây mỏi mắt. (Xem hướng dẫn dưới đây về việc điều chỉnh đầu kính hiển vi soi nổi). Đối với mẫu vật mờ màu sáng như tinh thể muối, sử dụng phần màu đen của tấm mang mẫu (nếu nó có thể đảo ngược) hoặc một mảnh giấy màu tối để tạo sự tương phản.

Nếu kính hiển vi soi nổi có mâm xoay vật kính, xoay phần ống kính có độ phóng đại thích hợp vào vị trí. Để xác định độ phóng đại của kính hiển vi của bạn, nhân độ phóng đại của thị kính với độ phóng đại của vật kính. Ví dụ, với kính hiển vi có thị kính 10x và vật kính 2x thì độ phóng đại là 20x (2 x 10 = 20).

Trong khi quan sát qua thị kính, từ từ xoay núm chỉnh thô cho đến khi xuất hiện hình ảnh của mẫu. Khi bạn nhìn thấy những nét sơ bộ của mẫu, xoay núm chỉnh chậm hơn để quan sát hình ảnh rõ nét hơn. Nếu bạn không nhìn thấy gì, hãy thử di chuyển mẫu vật xung quanh bàn đặt mẫu một chút để chắc chắn rằng mẫu vật nằm trực tiếp dưới ống kính vật kính và sau đó cố gắng tập trung hình ảnh một lần nữa. Khi bạn đã tập trung được hình ảnh của mẫu, bạn có thể di chuyển nó để xem các bộ phận khác nhau. Bạn có thể phải tái tập trung một chút vào từng phần mới. Lưu ý: Với một kính hiển vi soi nổi, bạn sẽ xem mẫu ba chiều có nhiều cấp độ khác nhau. Bạn sẽ không thể tập trung mọi đặc điểm rõ ràng cùng một lúc.

Khi bạn không sử dụng kính hiển vi soi nổi nữa, tắt công tắc, lấy mẫu vật ra, rút dây nguồn, và bọc lại bằng bao che bụi. Đặt kính hiển vi soi nổi của bạn ở một nơi tránh xa nhiệt độ nóng hoặc cực lạnh, và tránh xa tầm tay của trẻ em.

Điều chỉnh khoảng cách hai mắt

Khoảng cách hai mắt hay khoảng cách giữa hai con ngươi, thay đổi từ người này sang người khác. Mỗi người quan sát nên thực hiện bước điều chỉnh này trước khi sử dụng kính hiển vi hai mắt hoặc kính hiển vi soi nổi để tạo sự thoải mái nhất khi xem và có được chất lượng hình ảnh tốt nhất. Tập trung đôi mắt của bạn trên mẫu vật, và chỉ sử dụng tầm nhìn ngoại vi khi bạn quan sát. Bây giờ kéo đôi mắt của bạn trở lại cách thị kính khoảng 1'. Bạn sẽ thấy hai trường quan sát chồng chéo nhau. Tăng hoặc giảm khoảng cách giữa thị kính bằng cách kéo chúng ra xa hoặc đẩy chúng lại với nhau cho đến khi hai vòng tròn kết hợp với nhau tạo thành một vòng tròn duy nhất. Khoảng cách hai mắt được thiết lập tốt nhất khi bạn chỉ thấy duy nhất một vòng tròn của trường quan sát.

Làm sạch và bảo trì

Để làm sạch bên ngoài của ống kính, sử dụng dung dịch làm sạch không dung môi được thiết kế để làm sạch phần kính (xem thêm Bảo trì kính hiển vi). Đầu tiên loại bỏ bụi bằng bàn chải mềm hoặc khí nén. Sau đó làm ẩm một miếng giấy lau kính và làm sạch bề mặt ống kính bằng cách lau theo hình vòng tròn. Lặp lại với một miếng giấy lau kính khác đã được làm ẩm bằng dung dịch lau kính hiển vi nếu cần thiết. Lặp lại một lần nữa với giấy lau kính khô cho đến khi ống kính được sạch sẽ và khô ráo.  

Đặt hàng giấy lau kính hiển vi 50x60 cm

Vui lòng bấm nút bên dưới để xem giá, thông tin và đặt hàng

Hoặc bạn cũng có thể sử dụng giấy lau thấu kính máy ảnh để lau thấu kính của kính hiển vi. Loại giấy này cũng có công dụng tương tự như giấy lau kính hiển vi vì nó có độ dai bề ngang và rắn chắc khi lau chi tiết.
Đặt mua tại đây:

Để làm sạch mặt bên trong của ống kính, sử dụng một duster dạng bầu hoặc một hộp khí nén được thiết kế để làm sạch cho máy ảnh và thiết bị quang học khác. Không làm sạch bằng quy trình phía trên.
Đặt mua bộ làm sạch tại đây
Bóp cao su + bộ dụng cụ dung dịch vệ sinh

Để làm sạch phần thân kính hiển vi soi nổi, sử dụng một miếng vải mềm khô hoặc ẩm. Sử dụng bao che bụi sẽ giúp giữ cho kính hiển vi của bạn sạch sẽ và không có bụi.  

Share on Google Plus