Kính hiển vi là một dụng cụ quan sát các vật có kích thước nhỏ, với những loại kính hiển vi chuyên dụng hoặc kính hiển vi có độ phóng đại lớn giá trị của nó khá cao. Chính vì thế bạn nên biết phần nào quan trọng nhất của kính hiển vi để bảo quản cho tốt, giúp kính hiển vi sử dụng được lâu dài.
Nếu bạn có nhu cầu mua kính hiển vi, có thể tham khảo một số model tại đây: Một số model kính hiển vi.
Nếu bạn có nhu cầu mua kính hiển vi, có thể tham khảo một số model tại đây: Một số model kính hiển vi.
Đi sơ qua cấu tạo của kính hiển vi cơ bản gồm:
Phần khung giá đỡ chuyên để nâng đỡ kính hiển vi gồm phần chân đế có khối lượng nặng nhất, làm trụ cột cho toàn bộ hệ thống kính giúp hệ thống kính ổn định, đứng vững trên mặt phẳng ngang; phần thân kính hay cột trụ giúp kết nối giữa hệ thống kính và phần chân đế. Xem thêm Cấu tạo kính hiển vi.
Hệ thống thấu kính: giúp phóng đại hình ảnh của vật thể cần quan sát bao gồm thị kính, vật kính (xem thêm Các thông số trên vật kính của kính hiển vi quang học). Hệ thống thấu kính gồm một loạt các thấu kính ghép với nhau, qua đó giúp hình ảnh phóng đại lên độ lớn cần thiết phục vụ cho nhu cầu của người sử dụng. Chất liệu của thị kính, vật kính được làm bằng thủy tinh sao cho chiết suất đạt tới mức gần bằng môi trường không khí xung quanh. Hệ thống thấu kính được gia công tốt sẽ cho chất lượng hình ảnh tốt, và ngược lại chất lượng gia công kém thì hình ảnh quan sát sẽ không được rõ.
Hệ thống điều chỉnh tiêu cự: để vật quan sát được rõ ràng thì khoảng cách của vật đến thấu kính phải đạt đến một giá trị nhất định. Các vật có kích thước, độ lớn khác nhau sẽ có giá trị khoảng cách khác nhau. Chính vì thế cần một hệ thống điều chỉnh khoảng cách giữa thấu kính và vật thể. Với những vật có kính thước lớn thì sự sai biệt khoảng cách khá nhỏ giữa các giá trị khoảng cách, chính vì thế hệ thống điều chỉnh khoảng cách rất đơn giản. Với những vật thể có kích thước nhỏ thì sự sai biệt này là khá lớn, chính vì thế cần một hệ thống tinh chỉnh chính xác hơn. Tuy nhiên nhược điểm của hệ thống chỉnh chính xác là khoảng cách dịch chuyển khá nhỏ nên rất mất thời gian. Thế nên, ở kính hiển vi sinh học ta thường thấy có 2 nút chỉnh khoảng cách là chỉnh thô và chỉnh tinh (tách riêng hoặc lồng vào nhau).
Hệ thống ánh sáng (đèn kính hiển vi): nếu không có ánh sáng ta không thể nhìn thấy gì khi nhìn vào kính hiển vi. Đèn kính hiển vi giúp tạo một luồng sáng đi xuyên qua hệ thống thấu kính đến mắt người quan sát (Xem thêm Bóng đèn kính hiển vi). Tùy theo sự biến đổi của ánh sáng mà hình ảnh quan sát được cũng khác nhau. Khi tác động vào hệ thống ánh sáng ta có các kỹ thuật quan sát khác nhau như nền đen, phản pha, phân cực...
Tóm lại 4 phần ở trên là 4 phần cơ bản của một kính hiển vi ( Xem thêm bài viết Cấu tạo kính hiển vi ). Thực tế có thể có những thay đổi, ghép thêm các phụ kiện khác nhau nhằm hỗ trợ cho người quan sát nhưng 4 phần trên là cơ bản nhất.
Trong 4 phần đó quan trọng nhất là hệ thống thấu kính vì:
Hệ thống thấu kính quyết định lớn đến chất lượng của hình ảnh, mục đích cuối cùng của người quan sát chính là hình ảnh, vì thế mà hình ảnh rõ ràng hay không phụ thuộc rất lớn vào hệ thống này.
Những thay nhỏ ở hệ thống thấu kính có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ kính hiển vi. Chẳng hạn như chỉ một ít nấm mốc bám trên bề mặt thấu kính (mắt thường không thấy được) thì hình ảnh đã không còn được rõ ràng hoặc thậm chí không thể quan sát được. Vì vậy cần sử dụng kính hiển vi đúng cách. Xem thêm Các bước sử dụng kính hiển vi.
Giá trị của hệ thống thấu kính là lớn nhất: trong toàn bộ kính hiển vi thì phần thấu kính có giá trị lớn nhất, mắc tiền nhất, khi cần thay thế sẽ tốn một khoản tiền không hề nhỏ. Chính vì thế cần giữ cho thấu kính luôn được sạch sẽ. Xem thêm Bảo quản kính hiển vi để biết vệ sinh kính hiển vi đúng cách.