Kính hiển vi, kính lúp

Kính hiển vi sinh học, kính hiển vi soi nổi, kính hiển vi kỹ thuật số, kính hiển vi cầm tay, kính lúp cầm tay, kính lúp để bàn, kính lúp đeo mắt

Sự khác biệt giữa kính hiển vi sinh học và kính hiển vi soi nổi

Có hai loại kính hiển vi quang học là kính hiển vi sinh họckính hiển vi soi nổi. Kính hiển vi sinh học cũng có một tên khác là kính hiển vi phức hợp vì cấu tạo của nó gồm một hệ thống thấu kính với cơ chế tạo hình ảnh ở mức cao hơn so với những loại kính phóng đại thông thường, chẳng hạn như kính lúp. Kính hiển vi soi nổi đôi khi cũng được gọi là kính hiển vi giải phẫu, vì loại kính này cũng được sử dụng trong quá trình bóc tách các thực vật và động vật.  


Kính hiển vi sinh học
Kính hiển vi sinh học


Kính hiển vi sinh học có hai hệ thống ống kính. Một là vật kính, và một là thị kính.  
Kính hiển vi soi nổi, cũng có hai hệ thống ống kính, vật kính và thị kính. Nhìn chung hệ thống ống kính của hai loại kính này về cơ bản khá giống nhau.
Bạn có thể quan sát nhiều vật thể với một trong hai loại kính hiển vi này. Nhưng cũng có trường hợp chỉ một loại kính hiên vi phù hợp để quan sát, còn trong trường hợp khác thì chỉ loại còn lại phù hợp để quan sát. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào kích thước của các đối tượng mà bạn muốn xem, cũng như phụ thuộc vào việc các đối tượng cho phép ánh sáng đi qua hoặc ngăn cản ánh sáng.


Kính hiển vi soi nổi
Kính hiển vi soi nổi


Nếu bạn muốn nhìn vào những vật nhỏ, giống như những vi sinh vật trong nước hoặc phần mỏng của thực vật và mô động vật, thì sử dụng kính hiển vi sinh học là hoàn toàn phù hợp. Còn nếu bạn muốn xem xét các đối tượng lớn, chẳng hạn như toàn bộ côn trùng, hoa của cây hoặc các loại đá và khoáng sản, thì kính hiển vi soi nổi phù hợp hơn.

Kính hiển vi sinh học có lợi thế là nó cho phép bạn phóng to một đối tượng đến một mức độ lớn hơn nhiều (lên đến 1000x) so với kính hiển vi soi nổi (tối đa khoảng 300x). Kính hiển vi sinh học cũng có nhược điểm riêng. Không phải mọi đối tượng đều thích hợp để quan sát bằng kính này. Các đối tượng quá dày hoặc quá tối sẽ không thể tạo ra một hình ảnh lý tưởng, hoặc bạn có thể không nhìn thấy bất cứ cái gì. Bạn không thể nào lấy một con côn trùng lớn và quan sát toàn bộ cấu tạo của nó bằng kính hiển vi sinh học. Bạn sẽ chỉ nhìn thấy một bóng đen và không có nhiều chi tiết. Nếu bạn quan tâm đến việc quan sát các đối tượng có kích thước lớn hay có màu sắc mờ đục, thì kính hiển vi soi nổi sẽ sẽ phù hợp hơn. Để xem các đối tượng dưới kính hiển vi sinh học, đầu tiên bạn phải xử lý chúng bằng cách cắt chúng thành các phần mỏng (gọi là microtoming) hoặc bằng các phương pháp khác.

Kính hiển vi soi nổi có ánh sáng rọi từ phía trên và cho phép bạn quan sát các kết cấu bề mặt của đối tượng. Vì vậy kính hiển vi soi nổi cho phép bạn quan sát khá nhiều bất cứ thứ gì đặt vừa trên bàn đặt mẫu và bạn cũng không cần phải xử lý mẫu để gắn nó vào lam kính trước khi quan sát. Kính hiển vi soi nổi thậm chí cho phép bạn xem các đối tượng có hình dạng không gian 3D. Với độ phóng đại thấp khoảng 40x-100x là đủ để quan sát mẫu.

Mỗi loại kính hiển vi có lợi thế và bất lợi riêng của nó và sự lựa chọn phụ thuộc nhiều vào những gì bạn muốn quan sát. Những người quan tâm việc quan sát toàn bộ côn trùng hay cái cây có thể có nhiều khả năng chọn một kính hiển vi soi nổi, trong khi những người quan tâm đến xem các tế bào riêng lẻ nhỏ hơn nhiều nên sử dụng kính hiển vi sinh học.

Có một điểm quan trọng mà thường là nguyên nhân gây nhầm lẫn. Một số kính hiển vi sinh học có hai mắt nhìn tương ứng với hai thị kính ( xem thêm kính hiển vi 2 mắt). Không nên nhầm lẫn loại kính hiển vi này với kính hiển vi soi nổi cũng có hai thị kính. Kính hiển vi sinh học không có khả năng quan sát hình ảnh lập thể (3D), cho dù đó là kính hiển vi hai mắt.
Share on Google Plus