Kính hiển vi, kính lúp

Kính hiển vi sinh học, kính hiển vi soi nổi, kính hiển vi kỹ thuật số, kính hiển vi cầm tay, kính lúp cầm tay, kính lúp để bàn, kính lúp đeo mắt

Kính hiển vi soi nổi hoạt động như thế nào

Kính hiển vi soi nổi đã được đưa vào sử dụng trong một khoảng thời gian dài (Xem thêm Kính hiển vi soi nổi). Tuy nhiên, những ai không sử dụng loại kính này trong phòng thí nghiệm có lẽ sẽ không giải thích được sự khác nhau giữa một model kính hiển vi soi nổi với các loại khác. Chức năng của nó cũng khác nhau tùy theo nhu cầu của người dùng.
Vậy yếu tố nào khiến cho loại kính này trở nên đặc biệt ? Đó chính là kính hiển vi soi nổi hay kính hiển vi phẫu thuật giúp cho người sử dụng quan sát mẫu ở hình dạng lập thể hay 3D. Loại kính này có hai vật kính riêng biệt và một thị kính tương ứng với từng vật kính. Kính hiển vi soi nổi có độ phóng đại thấp hơn khi so sánh với kính hiển vi phức hợp, nhưng khoảng cách làm việc lại dài hơn. 
Hãy đi sâu hơn một chút !



Ai phát minh ra kính hiển vi soi nổi ?

Kính hiển vi soi nổi được ra đời trong một quá trình dài thử và sai. Cherubin d'Orleans đã tạo ra phiên bản đầu tiên vào năm 1671. Đây thực sự chỉ là model giả soi nổi (pseudo stereo) bởi vì cần phải dùng ống kính phụ trợ. 

Francis Herber Wenham đã thiết kế model tiếp theo vào giữa thế kỷ 19. Kính hiển vi của Wenham sử dụng một thấu kính tiêu sắc để chia tia sáng phía sau vật kính. Tuy nhiên, model này vẫn không tạo một hiệu ứng soi nổi thực sự. Mãi cho đến năm 1890 vẫn chưa có ai thành tựu được các đặc tính của kính hiển vi soi nổi ngày nay. 

Cho tới Horatio S. Greenough, một nhà chế tạo thiết bị người Mỹ đã tạo ra model kính hiển vi được coi như "tổ tiên" của kính hiển vi soi nổi ngày nay.

Kính hiển vi soi nổi hoạt động như thế nào ?

Kính hiển vi soi nổi là kính hiển vi quang học được sử dụng ở độ phóng đại thấp. Kính này hoạt động bằng cách sử dụng hai đường truyền quang thay vì chỉ một. Hai vật kính và hai thị kính sẽ tạo cho mắt các góc nhìn khác nhau. Tóm lại mắt trái và mắt phải cùng nhìn một vật nhưng theo đường truyền quang khác nhau.
Hai góc quan sát khác nhau này sẽ tạo một hình ảnh 3D tương tự với cơ chế của mắt người. Tính năng này rất lý tưởng khi kiểm tra bề mặt của vật liệu rắn, phân loại, giải phẫu. Kính hiển vi soi nổi được sử dụng để quan sát các chi tiết trong đồng hồ, bảng mạch và thậm chí cả vi phẫu.

Cách thức chiếu sáng của kính hiển vi soi nổi cũng khác biệt so với những loại kính hiển vi khác. Thường sử dụng đèn chiếu sáng phản xạ để chiếu sáng mẫu, rồi sử dụng ánh sáng phản xạ tự nhiên từ mẫu. Tính năng này rất thích hợp khi quan sát các mẫu có độ dày hoặc mờ, đục.

Một vài model có thể sử dụng ánh sáng truyền qua. Bóng đèn sẽ nằm phía dưới mẫu. Tuy nhiên ánh sáng sẽ không đi qua tụ quang giống kính hiển vi phức hợp. Một vài model kính hiển vi soi nổi có thể sử dụng kỹ thuật trường tối nếu cần thiết.



Share on Google Plus