Kính hiển vi, kính lúp

Kính hiển vi sinh học, kính hiển vi soi nổi, kính hiển vi kỹ thuật số, kính hiển vi cầm tay, kính lúp cầm tay, kính lúp để bàn, kính lúp đeo mắt

Cách sử dụng kính hiển vi huỳnh quang soi ngược

Kính hiển vi là một thiết bị tiêu chuẩn sử dụng trong phòng thí nghiệm để phóng đại những đối tượng nhỏ không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Trong các phòng thí nghiệm chuyên nghiệp, các tinh thể hiển vi, chip máy tính, tế bào, mô và thậm chí cả vi sinh vật có thể quan sát được dưới kính hiển vi. Kính hiển vi huỳnh quang soi ngược là một thiết bị đắt tiền và cần phải có kiến thức về bảo dưỡng và kĩ thuật sử dụng đúng cách. Xem thêm Kính hiển vi soi ngược là gì



Chuẩn bị:

  • Mẫu
  • Lam kính hiển vi
  • Kính hiển vi soi ngược với tất cả các lọc huỳnh quang


Hướng dẫn

1.      Bạn phải nắm được các thuật ngữ khoa học trong kính hiển vi nói chung và kính hiển vi huỳnh quang nói riêng. Nếu bạn chưa biết về các loại kính hiển vi cao cấp, kính hiển vi huỳnh quang cũng như các thuật ngữ khoa học , bạn nên tìm kiếm những tài liệu hướng dẫn hoặc các khóa học liên quan. Ngoài ra, bạn phải hiểu về các bộ phận trong một kính hiển vi. Kính hiển vi huỳnh quang soi ngược hoàn toàn không phù hợp với người mới bắt đầu vì có khả năng kính hiển vi huỳnh quang soi ngược sử dụng không đúng cách có thể bị hư.

2.      Bật nguồn đèn chiếu sáng, còn camera và nguồn đèn UV sẽ chuẩn bị ở bước sau để phát hiện các tín hiệu huỳnh quang. Đặt một tấm chắn hoặc bộ lọc màu đen để lọc ra các tia cực tím cho đến khi sẵn sàng để quan sát hình ảnh huỳnh quang.

3.      Đặt lam kính chứa mẫu lên bàn sa trượt và cố định bằng kẹp giữ. Thiết lập chế độ “trường sáng” cho tụ quang khi quan sát mẫu nhuộm hoặc mẫu để có thể quan sát được dưới ánh sáng trắng hoặc chế độ “tương phản pha” đối với mẫu không nhuộm. Quan sát mẫu qua thị kính.

4.      Để giảm cường độ ánh sáng trường sáng, bạn có thể gắn thêm hoặc thay bằng bộ lọc mật độ trung tính (neutral-density filter) được cung cấp kèm theo kính hiển vi. Điều chỉnh cho đến khi đạt được cường độ ánh sáng thích hợp. Điều chỉnh độ phóng đại của mẫu bằng cách xoay từ từ núm chỉnh thô và núm chỉnh tinh cho đến khi độ phân phải của mẫu rõ ràng. Chú ý là phải không có sự đổi màu hoặc bất thường từ các tia sáng khúc xạ.

5.      Khởi động camera ( trong hầu hết kính hiển vi, là khởi động phần mềm sử dụng cho chụp và phân tích hình ảnh được cài vào máy tính kết nối với kính hiển vi ). Thiết lập các thông số về  scale, độ phóng đại, vật kính … Sau đó thiết lập phần mềm ở chế độ “live imaging” trong điều kiện nền sáng.

6.      Khi mẫu đã sẵn sàng cho quan sát, tắt nguồn sáng trắng và bật nguồn UV. Điều chỉnh cường độ đèn UV để làm tăng hoặc giảm tín hiệu huỳnh quang từ mẫu.


7.      Khi mẫu sẵn sàng để chụp ảnh, chuyển đổi chế độ trong phần mềm từ “live imaging” sang “image acquisition” . Thiết lập kích thước khẩu độ thích hợp, thời gian phơi sáng, lấy nét và các thông số cần thiết khác. Chú ý là hình ảnh quan sát trên thị kính sẽ không giống với qua camera quan sát trên phần mềm máy tính. Trong cách sử dụng kính hiển vi huỳnh quang soi ngược, việc điều chỉnh tiêu cự và cường độ huỳnh quang luôn luôn cần thiết.


Share on Google Plus